Du học ngành Phân tích kinh doanh – Business Analyst – Cơ hội việc làm và định cư rộng mở

06/08/2024 08:10
Main content :
  • 1. Du học ngành Business Analyst sẽ học những gì và làm công việc gì?

Kinh doanh và các lĩnh vực liên quan đến Kinh doanh luôn thu hút tất cả chúng ta trong việc nghiên cứu, lựa chọn học tập và tìm kiếm việc làm. Trong đó, ngành Business Analyst (Phân tích Kinh doanh – BA) tuy còn khá mới mới mẻ nhưng đang dần đóng vai trò quan trọng, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn trên khắp thế giới áp dụng việc phân tích dữ liệu trong hoạt động kinh doanh của mình. 

Vì thế lựa chọn theo đuổi học tập ngành Business Analyst đến các quốc gia phát triển hàng đầu đang là xu hướng của nhiều học viên và phụ huynh Việt Nam.

Vậy những ưu điểm nào mà ngày càng nhiều học viên lựa chọn du học ngành Business Analyst? Những kiến thức gì bạn cần biết về ngành này, cũng như những quốc gia nào đào tạo ngành học này tốt nhất? 

Business Analyst là gì?

Business Analyst là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh” hay “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. Những người làm ở vị trí Business Analyst có trách nhiệm phân tích và đánh giá toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty, xác định những vấn đề và doanh nghiệp đang gặp phải và cần cải thiện, từ đó đề xuất hướng giải quyết cụ thể cho doanh nghiệp.

Thông qua các hoạt động thu thập và xử lý dữ liệu, nghiên cứu thị trường và đối thủ, làm việc trực tiếp với khách hàng, các chuyên gia này có thể xác định hay dự đoán các trạng thái kinh doanh chính xác trong tương lai, cũng như cải thiện mối quan hệ với khách hàng, hoặc giúp tăng năng suất – giảm chi phí hiệu quả.

Những kỹ năng cần có của một Business Analyst

Cho dù bạn làm việc gì thì bạn cũng cần đạt được những kỹ năng cần thiết để phục vụ tốt nhất cho công việc và công ty của mình. Cùng điểm qua 7 kỹ năng quan trọng của một chuyên gia Business Analyst nhé:

  • Kỹ năng giao tiếp. 
  • Kỹ năng về công nghệ và cơ sở dữ liệu.
  • Kỹ năng quản lý dự án. 
  • Kỹ năng phân tích.
  • Kỹ năng xử lý vấn đề. 
  • Kỹ năng đưa ra quyết định.
  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục.

Ngoài những kỹ năng chuyên môn kể trên, bạn cũng cần am hiểu tốt và thành thạo các ứng dụng sau để hỗ trợ tốt trong quá trình làm việc như Excel, PowerPoint, các công cụ Phân tích Dữ liệu hay Mô hình hóa Dữ liệu, các công cụ tạo khung, tạo mẫu.

Du học ngành Business Analyst sẽ học những gì và làm công việc gì?

Để trở thành một chuyên gia trong ngành Business Analyst và sẵn sàng làm việc, du học sinh sẽ được đào tạo nhiều kiến thức liên quan đến Kinh doanh và Công nghệ, chủ yếu gồm 3 nhóm kiến thức chính gồm: 

  • Nhóm ngành Hệ thống Thông tin Quản lý: Cung cấp và trang bị kiến thức về thiết kế, phương pháp quản trị, vận hành hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu,…
  • Nhóm ngành Kinh tế – Quản lý: Bao gồm kiến thức từ những ngành liên quan đến Quản trị, Kinh tế, Tài chính – Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng,…
  • Nhóm ngành Công nghệ Thông tin: Bao gồm nhiều chuyên ngành như Kỹ thuật Phần mềm, Kỹ thuật Máy tính, Mạng Máy tính hay hay An ninh Mạng, An toàn Thông tin,… cung cấp các kiến thức về thông tin và công nghệ, cách xây dựng, vận hành, bảo trì, phát triển các hệ thống phần mềm.

Sau khi tốt nghiệp, du học sinh du học ngành Business Analyst có thể lựa chọn phát triển sự nghiệp ở 1 trong 3 nhóm nghề chính sau:

  • Chuyên gia Phân tích quản lý: Tư vấn các giải pháp quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp, giúp nhà quản lý phân tích các hoạt động và vấn đề đang có trong doanh nghiệp. 
  • Chuyên viên Phân tích Hệ thống vận hành: Nhiệm vụ là kiểm tra hệ thống, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của một công ty và tìm ra cách cải thiện chúng. 
  • Chuyên gia Phân tích Dữ liệu: Có nhiệm vụ phân tích, thu thập và lưu trữ dữ liệu về doanh số bán hàng, nghiên cứu thị trường, logistics hoặc các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Học ngành Business Analyst ở đâu?

Nếu bạn muốn theo đuổi nhóm ngành này, bạn có thể chọn theo học tại bất kỳ trường nào trên thế giới. Tùy vào bậc học, năng lực cá nhân lẫn khả năng tài chính, bạn có thể lựa chọn bất kỳ điểm du học phù hợp.

  • Học ngành Business Analyst ở Úc
  • Học ngành Business Analyst ở Canada
  • Học ngành Business Analyst ở Anh
  • Học ngành Business Analyst ở New Zealand
  • Học ngành Business Analyst ở Mỹ

Mức lương của ngành Business Analyst

Du học ngành Business Analyst đem đến cho học viên rất nhiều cơ hội kiếm được công việc triển vọng sau tốt nghiệp hơn so với trong nước.

Tấm bằng Cử nhân quốc tế danh giá cùng những kiến thức, kỹ năng sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục các nhà tuyển dụng, qua đó tìm được việc làm triển vọng với mức lương cao hơn, nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn tại quốc gia sở tại hay bất kỳ đâu trên thế giới.

Ở Mỹ, mức lương cho BA khoản $127,484/ năm theo Glassdoor trong khi ở úc thì dao động từ $105,000 tới $125,000. Tại Việt Nam, mức lương của một BA Fresher dao động từ 10 - 15 triệu/ tháng, Junior từ 15 - 20 triệu, Senior từ 20 - 40 triệu và 40 - 60 triệu là mức lương dành cho cấp quản lý.

Ngoài ra, sinh viên du học ngành Business Analyst sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội định cư và làm việc lâu dài tại quốc gia sở tại, nếu có trình độ chuyên môn tốt và những phẩm chất, kỹ năng cần có của một Business Analytics chuyên nghiệp. 

Đây sẽ là hướng đi hiệu quả của những bạn mong muốn được định cư tại các quốc gia phát triển như Úc, Hoa Kỳ hay các nước khác. Đối với ngành đang thiếu hụt nhân lực như Business Analyst, thời gian được ở lại làm việc sẽ lâu hơn các ngành khác, và dễ dàng tích lũy đủ điểm xin Visa Thường trú nhân.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về du học ngành Business Analyst dành cho những bạn học viên Việt Nam đang có kế hoạch du học quốc tế. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm khóa học phù hợp với năng lực cũng như đam mê của bản thân.

Để tìm hiểu và lựa chọn những trường nổi bật về ngành Business Analyst, bạn có liên hệ đến MAS để được tư vấn du học hoàn toàn miễn phí.

Bình luận

Tìm bài viết

Chọn bài viết về quốc gia du học mà bạn đang quan tâm

Registration form